Dịch vụ cho thuê mặt bằng tại đà nẵng, mặt bằng vỉa hè giá rẻ, mặt bằng cho thuê kinh doanh, trung tâm, vị trí đẹp, đường lớn góc ngã tư thuận lợi quán ăn vặt, shop, quán cafe tại các quận hải châu, thanh khê, sơn trà, ngũ hành sơn, liên chiểu đà nẵng
Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng ăn uống thì mặt bằng là yếu tố có ảnh hưởng then chốt tới sự thành công hay thất bại của nhà kinh doanh. Trước khi thuê mặt bằng để mở quán ăn và nhà hàng, các bạn phải khảo sát những yếu tố sau:
1/ Khảo sát địa điểm để thuê mặt bằng
Trước khi muốn mở quán ăn, nhà hàng, việc đầu tiên bạn phải khảo sát để thuê một mặt bằng có vị trí tốt. Vị trí của mặt bằng quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của bạn.
"Trong một khu vực, mặt bằng của quán không đẹp nhất thì cũng phải nhì! Nếu không đạt thì không duyệt", cán bộ tư vấn nhượng quyền cho một chuỗi cà phê lớn dẫn đầu hệ thống hiện nay khẳng định. Với kinh nghiệm phát triển mảng nhượng quyền của chuỗi, vị này tính toán, mặt bằng đẹp có thể quyết định tới 50% khả năng thu hồi vốn sớm cho nhà đầu tư.
Chính vì thế cần thuê mặt bằng kinh doanh ở gần những khu vực tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, các trung tâm thương mại, những trung tâm mua sắm, những nơi có nhiều người qua lại.
Khảo sát xem mặt bằng đó đã có người thuê hay chưa, mặt bằng cho thuê có nằm trong khu vực quy hoạch hay không, hệ thống cống thoát nước, đường điện nước, đường gas, có đảm bảo hay không…; không nên thuê mặt bằng ở vị trí đường nằm trong hẻm cụt, khu vực hay kẹt đường, hay mặt bằng ở những vị trí trật hẹp không có chỗ để xe,... sẽ gây bất tiện cho khách hàng khi họ vào quán ăn, nhà hàng của bạn.
Tuy nhiên, mặt bằng đẹp đi kèm "nặng" chi phí. Do đó, nếu không muốn chịu rủi ro lớn, các nhà đầu tư nên "lựa cơm gắp mắm" chọn các nơi yêu cầu thấp hơn chi phí. Rất nhiều người đi kinh doanh bắt đầu bằng việc thấy mặt bằng rẻ, đẹp vừa mắt thì vội ký hợp đồng thuê ngay, sau đó mới thiết lập việc kinh doanh. Đa phần các bạn mới kinh doanh hay mắc phải lỗi này. Điều này có thể dẫn đến rủi ro lớn.
2/ Khảo sát nghiên cứu thị trường
Đây là bước cần phải thu thập rất nhiều thông tin một cách tỉ mỉ và chi tiết qua 3 khâu.
Thứ nhất, lọc thông tin về sản phẩm: họ đang sử dụng những sản phẩm gì tương tự với sản phẩm của bạn? Mức giá mà họ chi trả là bao nhiêu cho từng sản phẩm và mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm đó không?
Thứ hai lọc thông tin về nhân khẩu học: khách hàng tại khu vực đó là nam hay nữ, độ tuổi bao nhiêu, ..?
Thứ ba, lọc thông tin về đối thủ cạnh tranh: họ đang bán những sản phẩm gì? Tại sao họ lại bán những sản phẩm như vậy? Số một trong lĩnh vực đang kinh doanh của bạn là ai? Họ có điểm gì nổi bật?
3/ Khảo sát diện tích mặt bằng mở quán ăn, nhà hàng
Diện tích mặt bằng có thể không cần quá rộng nhưng nên ở mặt tiền để thu hút tầm nhìn của khách. Đồng thời quán ăn, nhà hàng nên có không gian đậu xe để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng lui tới, không gây phiền hà cho khách vào những giờ cao điểm. Ngoài ra, quán ăn, nhà hàng cũng cần bố trí đủ ánh sáng và thoáng đãng, cách bày trí nội thất phải thể hiện được sự sáng tạo và gu thẩm mỹ của chủ quán.
4/ Khảo sát giá thuê mặt bằng
Khi đã lựa chọn được mặt bằng để mở quán ăn, nhà hàng, vấn đề tiếp theo là bạn thương lượng về giá cho thuê. Trước hết, nhà kinh doanh cần tham khảo thông tin giá thuê mặt bằng tại khu vực muốn thuê. Với thông tin giá cả đã nắm, có thể đưa ra lời đề nghị thuê lâu dài với số tiền phù hợp.
Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong khi thương lượng là: “Hãy dành thời gian đôi co một chút". Đừng vội chấp nhận lời chào giá của chủ nhà. Nếu như họ thực sự muốn cho thuê, họ sẽ chấp nhận thương lượng. Chấp nhận sớm sẽ làm cho chủ nhà/chủ đất cảm thấy bị “hớ” và rất có thể họ sẽ ngưng giao dịch đó đột ngột.
5/ Thời gian thuê
Để kinh doanh ổn định và bắt đầu có lời thì ít nhất hoạt động kinh doanh của bạn phải hoạt động ít nhất từ một năm trở lên. Để yên tâm hơn về địa điểm kinh doanh thì bạn nên chọn thời gian ký hợp đồng khoảng 3 năm, nếu công việc kinh doanh tốt và phát triển hãy tiếp tục gia hạn hợp đồng, lúc này có thể từ 5 đến 10 năm, tùy vào khả năng tài chính và có thể mua lại nếu có điều kiện.
6/ Kí kết hợp đồng
Để công việc kinh doanh quán ăn, nhà hàng hoạt động thuận lợi, chủ nhà không gây khó khăn, khi thuê mặt bằng mở quán ăn, nhà hàng, bạn phải có một bản hợp đồng rõ ràng, chú ý trước khi đặt bút ký vào bất cứ giấy tờ, hợp đồng liên quan đến thuê mặt bằng mở quán ăn, nhà hàng, nên đọc cẩn thận, những vấn đề không rõ ràng, mập mờ thì cần có xác nhận của chính quyền xã, địa phương và nhất là các giấy tờ đó hiện tại phải thuộc sở hữu hoàn toàn của người cho thuê, không thuộc tài sản phạm pháp, tranh chấp và không có ai đang kinh doanh.
7/ Xin giấy phép sử dụng vỉa hè / lòng đường
Dân gian có câu: "Phép vua thua lệ làng". "Phép vua" ở được hiểu là những quy định của nhà nước, "Lệ làng" là những quy định do cán bộ địa phương tự đưa ra - "Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn". Ở đây chủ yếu chỉ bàn tới "Phép vua" tức các quy định của nhà nước.
Theo các quy định nhà nước, vỉa hè là tài sản công, tài sản chung do nhà nước quản lý, việc lấn chiếm nhằm bất cứ mục đích gì không có sự cấp phép của cơ quan quản lý chức năng đều có thể coi là bất hợp pháp. Do thực tế chung của các đô thị lớn là quỹ đất hạn hẹp không đảm bảo chỗ để xe máy nên UBND Tp.HCM và các đô thị lớn đã ra quy định cho phép sử dụng một phần vỉa hè làm chỗ đậu xe máy nhưng nếu muốn sử dụng thì phải được cấp một loại giấy phép mang tên “GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI VỈA HÈ”.
8/ Tiến hàng tu sửa, thiết kế lại
Thuê mặt bằng mở quán ăn, nhà hàng thường đồng nghĩa với việc chủ quán sẽ phải tu sửa lại mặt bằng theo ý mình. Trước khi thuê mặt bằng hãy xác định trước xem mặt bằng đó có cần tu sửa nhiều không? Chủ nhà có thể hỗ trợ gì không? Từ đó cân nhắc cho phù hợp với ngân sách đầu tư của bạn.